9x biết chơi hay "dân đú"?

Người đăng: Miss Teen Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

[b]- "Được" miêu tả một cách bóp méo và sai lệch trên các phương tiện truyền thông, kèm theo sự đánh đồng với lớp người trẻ học đòi, khái niệm về “người trẻ biết chơi” dần bị hiểu sai và bị đánh giá khắt khe. [/b]

[b]Bị “vẽ vời” trên truyền thông[/b]

Đã từ lâu, “dân chơi” trở thành một đề tài nóng bỏng và có sức thu hút kỳ lạ đối với người trẻ. Người ta tò mò về cuộc sống của các “play dân”, về “lực” căn bản để một “dân thường” có thể thành dân chơi chính hiệu, được người khác biết đến và thầm ghen tỵ với đống đồ hiệu đắt giá, xe bốn bánh tiền tỉ. Thế nhưng, người ta cũng biết rằng có rất nhiều bài báo viết về dân chơi, nhưng phải đến 80% là tin nhảm, sai lệch.




Nhớ ngày nào báo T mở loạt phóng sự về dân chơi 9x thác loạn tại biệt thự cả hội góp tiền mua chung (!?), uống rượu, xem múa khỏa thân rồi quần hôn... với những chi tiết sai lệch đến nực cười, rồi nhiều nơi đưa tin 9x lái ô tô tiền tỉ đi đua bạt mạng, trong khi sở hữu những chiếc xe ấy là 8x giàu có, thậm chí đại gia 7x. Nói đến dân chơi 9x, trên mạng sẽ xuất hiện hàng trăm bài báo kể lại những chuyến bay thâu đêm suốt sáng, cầm hàng chục triệu đồng “bao gái” và rải trên vũ trường, cắn thuốc lắc như thuốc bổ và đập đá hàng tuần. Chưa kể dân du học phải lác mắt vì bài báo nói đến một vài 9x đang học ở Anh, Mỹ, Thụy Sĩ hay gần nhất là Singapore tuần nào cũng đáp may bay về thăm bồ 1 đến 2 lần.



Không hiểu có phải vì đề tài liên quan đến 9x quá hấp dẫn không mà người viết sẵn sàng thể hiện trí tưởng tượng phong phú của mình, vẽ ra cuộc sống thừa tiền đến mức trong một bài báo, người viết cho nhân vật 9x bao cả một quán bar ở Hàng Buồm để tổ chức sinh nhật, sau khi ăn buffet thì tổ chức lắc luôn tại chỗ, cho bạn mình “cắn” thuốc thoải mái và thác loạn đến mức uống rượu từ mồm của một cô gái tiếp thị rượu (!?). Không hiểu “động lắc” ấy tồn tại ở vị trí nào trên phố Hàng Buồm mà ngang nhiên đến vậy?



Cũng trong bài báo, người ta phải giật mình không vì sự thác loạn của các dân chơi nhỏ tuổi, mà là khả năng... bịa tài tình. Tác giả dẫn chứng một nhân vật dân chơi 9x bình thản kể lại chuyện nhường người yêu trong ngày sinh nhật cho bạn “xơi”, và khẳng định đó là chuyện bình thường trong giới dân chơi. Chẳng hiểu ai có thể “ghé tai” nói nhỏ với nhà báo những chuyện kinh khủng, “sống để bụng chết mang theo” đến vậy, hay là người viết với trí tưởng tượng trên cả phong phú đã gán cho 9x cuộc sống thác loạn, nhằm câu view của độc giả.



Dần dần, qua sự “vẽ vời” hơn là đưa tin, người ta hình dung về một thế giới 9x lắm tiền nhiều của, sa đọa và không hề biết nghĩ. Từ dân chơi bị bôi đen, và cứ có chữ dân chơi ở trước, y như rằng đằng sau là “thác loạn”, “kinh hoàng”. Chỉ một số rất ít 9x đang mất định hướng, trượt dài trong những cuộc vui nhưng cũng không đến mức quay cuồng trong thác loạn đến vậy. Nhiều người trẻ cho rằng dân chơi đích thực là người biết cái gì hay để mà chơi, có lối sống sành điệu, hưởng thụ những thú vui nhưng trên đồng tiền chính đáng. Và chẳng ai dại gì chôn vùi thời gian vào những trò thác loạn nhảm nhí, vừa thêm mệt mỏi vừa bị mang tiếng như báo viết.



Có lẽ người ta đã nhầm “dân chơi” với một khái niệm khác, cũng tương tự như thế nhưng về bản chất thì khác hơn nhiều, đó chính là “dân đú”. Thấy người khác chơi thì học theo nhưng lại học một cách nửa mùa, chơi bời trên đồng tiền của bố mẹ, chộp giựt ở các phi vụ lô đề, bóng bánh... Một bộ phận dân đú này đã mang lại cái tiếng không đẹp tí nào cho những 9x thuộc thế hệ “chủ nghĩa tiêu dùng” mới.

[b]Bị nhầm với “Dân đú”[/b]



Một cô nữ sinh vẫn mặc đồng phục có mác trường ngồi vắt vẻo trên ghế ở quán nước cạnh trường. Trên tay cầm “con” điện thoại có giá vài triệu, tóc nối dài nhuộm vàng, móng tay xanh đỏ và guốc thì cao tới 15 phân. Câu chuyện với vài đứa bạn oang oang cố để xung quanh nghe thấy: “Báo tao con 86, 50 điểm, hôm nay vừa móc của ông già 5 triệu, có tiền tối anh em tới bến rồi!”, giữa câu chuyện nữ sinh không quên kèm theo vài lời chửi thề. Khán giả bất đắc dĩ ngồi cạnh lắc đầu: “Lại bọn dân chơi hư hỏng!”. Còn người lớn thì chép miệng: “Bọn dân chơi 9x này chỉ tổ phá hoại gia đình!”.



Nhưng nếu ai tinh ý, sẽ hiểu rằng cô gái đang ra sức thể hiện này chỉ là một “dân đú”, học đòi làm dân chơi và cứ tưởng ngồi oang oang lô đề cờ bạc, có “5 triệu” bằng cách móc túi bố mẹ để đi chơi đã là to lắm. Những 9x này không bao giờ để ý đến học hành, trường lớp mà chỉ để ý xem có xu hướng chơi bời nào là bắt chước bằng được. Không có tiền duy trì cuộc chơi, họ về nhà ăn cắp tiền của phụ huynh, đập lô đánh bóng, vay tiền người quen rồi nợ nần tứ tung miễn sao được xuất hiện ở những chốn đắt tiền và được coi là một dân chơi chính hiệu. Chính vì những ví dụ điển hình của sự đua đòi như thế này, mà khái niệm dân chơi bị người ta nhầm với dân đú và lên án khắt khe. Trong khi để là một dân chơi, nghĩa là người trẻ có khả năng đi chơi và biết cái gì hay để chơi thì cách thể hiện lại khác hẳn.



Giờ đây, một bộ phận 9x may mắn sinh ra trong gia đình giàu có, hoặc sớm kiếm ra tiền và hiểu rõ giá trị của đồng tiền đã gạt khái niệm dân chơi sang một bên và tìm cách định nghĩa lại nó. Vì đã bị mang tiếng, từ “dân chơi 9x” không còn được “ưu ái” sử dụng nữa, thay vào đó, họ trở thành một thế hệ thông minh của chủ nghĩa tiêu dùng đầy tiềm năng.

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Followers

Video Post